Nâng cao hiệu suất lò hơi

Những công việc và kiểm tra định kỳ bên ngoài lò hơi

  •  Sử dụng các vòng đệm để đảm bảo độ kín khí ở các cửa vào.
  •  Các mối nối của hệ thống ống hơi phải kín và bảo ôn nếu cần.
  •  Vỏ ngoài và các bộ phận của lò hơi phải được bảo ôn hiệu quả. Liệu lớp bảo ôn hiện tạicó hiệu quả không? Nếu lò hơi, ống và các xy lanh nước nóng được bảo ôn từ một số năm trước thì bây giờ lớp bảo ôn này là quá mỏng, mặc dù bên ngoài nhìn vẫn tốt. Nên nhớ, khi bảo ôn chi phí năng lượng thấp hơn bây giờ nhiều. Có thể sẽ cần tăng độ dày.
  •  Vào cuối kỳ làm việc, các lò hơi nên được đóng kín hoàn toàn, các bề mặt bên trong nên được thông khí tự nhiên vào mùa hè hoặc gắn kín hoàn toàn với khay chứa các hạt làm khô (chỉ áp dụng cho các lò hơi có thời gian nghỉ giữa các kỳ làm việc)

Các yếu tố phụ áp dụng cho lò hơi nước nóng và hơi nước

  • Thường xuyên kiểm tra mức độ đóng cặn hoặc bùn trong lò hơi hoặc TDS của nước lò hơi mỗi ca, những không nhiều hơn một lần mỗi ngày. Các tạp chất trong nước lò hơi cô đặc trong lò và nồng độ đó có giới hạn phụ thuộc vào loại lò hơi và tải. Nên giảm thiểu xả đáy lò hơi, những phải đồng nhất với tỷ trọng nước phù hợp. Tận thu nhiệt từ nước xả đáy.
  •  Với lò hơi hơi, việc xử lý nước có phù hợp để tránh tạo bọt và nước mồi gây quá tải nước và hoá chất cấp cho hệ thống hơi?
  •  Với lò hơi hơi: thiết bị kiểm soát mực nước tự động có được kiểm tra định kỳ không? Việc sử dụng các ống nối trong có thể đặc biệt gây nguy hiểm.
  •  Các rò rỉ khí xung quanh cửa kiểm tra lò hơi hoặc giữa lò hơi và ống khói có được kiểm tra định kỳ không? Các rò rỉ khí xung quanh cửa kiểm tra lò hơi có thể làm giảm hiệu suất và các rò rỉ khí giữa lò hơi và ống khói có thể làm giảm luồng không khí sẵn có, kích thích hình thành nước ngưng, ăn mòn và muội.
  •  Nên sử dụng các thiết bị phân tích khí lò để kiểm tra các điều kiện của quá trình cháy ít nhất hai lần mỗi kỳ hoạt động và điều chỉnh tỷ lệ nhiên liệu/không khí nếu cần.
  •  Các thiết bị kiểm soát hoạt động thực tế và phòng ngừa phải được dán nhãn thích hợp và kiểm tra thường xuyên.
  •  Các van khoá phải được cài đặt chế độ vận hành bằng tay và có chuông báo động.
  •  Nên có các điểm kiểm tra hoặc các đồng hồ cố định gắn vào lò hơi đốt dầu để đo nhiệtđộ/áp suất vận hành.
  •  Với các lò hơi đốt dầu hoặc khí, nếu các đường dây cáp của hệ thống tắt (đóng) trongtrường hợp có cháy hoặc quá nhiệt chạy ngang qua lối đi thì chúng phải được đặt ởkhoảng cách cao hơn đầu người.
  •  Hệ thống ngừng hoạt động khẩn cấp nên được đặt tại cửa ra của nhà đặt lò hơi.
  •  Để giảm ăn mòn, cần thực hiện các bước để giảm thiểu thời gian nhiệt độ của nước tụtxuống quá điểm sương, nhất là với các lò hơi đốt dầu hoặc than.
  •  Những nhà máy sử dụng nhiều nhiên liệu thường có riêng thiết bị cân và có thể kiểm tratrực tiếp khi nhiên liệu được mang đến. Nếu không có thiết bị này, thỉng thoảng bạn có yêu cầu nhà cung cấp nhiên liệu thử cân ở cân công cộng (hoặc cân nhờ nhà máy nằm gần đó) để kiểm tra? Với các nhà cung cấp nhiên liệu lỏng, bạn có kiểm tra que thăm của xe không?
  • Với dây chuyền lò hơi, cần đảm bảo sử dụng nhiên liệu phù hợp. Với nhiên liệu rắn, kích cỡ hoặc thứ phẩm phù hợp là rất quan trọng, xỉ và hàm lượng ẩm phải tuân theo thiết kế ban đầu của dây chuyền. Với nhiên liệu dầu, cần đảm bảo là độ nhớt phù hợp với lò đốt, và cần kiểm tra nhiệt độ của dầu nhiên liệu.
  • Việc quan trắc sử dụng nhiên liệu cần thực hiện càng chính xác càng tốt. Đo lường nhiên liệu tồn phải sát thực tế.
  • Với lò hơi đốt dầu, kiểm tra và sửa chữa các bộ phận. Nên thường xuyên thay đổi vòi đốt và làm sạch cẩn thận để phòng tránh thiệt hại cho bộ đầu đốt.
  • Nên xem xét lại quy trình sửa chữa và bảo trì, đặc biệt là với những thiết bị lò, thiết bị kiểm soát và thiết bị quan trắc.
  • Thường xuyên làm sạch bề mặt truyền nhiệt để duy trì hiệu suất ở mức cao nhất có thể.
  • Đảm bảo rằng nhân viên vận hành lò hơi thông thuộc quy trình vận hành, đặc biệt là vớicác thiết bị kiểm soát mới.
  •  Bạn đã bao giờ xem xét khả năng thu hồi nhiệt từ khí thải của lò hơi? Các bộ trao đổinhiệt hiện đại hiện có sẵn phù hợp với hầu hết các loại và kích cỡ lò hơi.
  •  Bạn có kiểm tra rò rỉ ở các van nước cấp qua xử lý của bề cấp và bể gia nhiệt, bảo ôn hoặc tổn thất nước qua nước thải không?
  • Có thể nhà sản xuất sẽ bảo ôn dây chuyền hơi từ đầu. Liệu bảo ôn này có phù hợp với chi phí nhiên liệu hiện nay
  • Kiểm tra độ dày tối ưu.
  •  Khối lượng hơi sản sinh nhiều, hãy đầu tư lắp đặt đồng hồ hơi.
  •  Đo sản lượng hơi và đầu vào của nhiên liệu. Tỷ lệ hơi với nhiên liệu là cách đo hiệu suấtlò hơi chính.
  •  Sử dụng hệ thống quan trắc đã có: sẽ cho thấy các dấu hiệu xuống cấp.
  •  Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng và độ tinh khiết của nước cấp.
  •  Thỉnh thoảng kiểm tra đồng hồ hơi vì theo thời gian, do ăn mòn đầu thử hoặc lỗ đo,chúng bị xuống cấp. Cần lưu ý là đồng hồ hơi chỉ đọc chính xác ở áp suất hơi đã đượchiệu chỉnh. Có thể phải hiệu chỉnh lại.
  •  Kiểm tra rò rỉ ở các ống, mối nối, bẫy hơi, cả ở những chỗ không tiếp cận được.
  •  Những ống không sử dụng nên tách riêng và những ống thừa nên loại bỏ.
  •  Đã có ai được chỉ định để vận hành và kiểm tra tổng quan sau khi lắp đặt? Công việc nàynên được nêu rõ trong bản mô tả công việc của người đó.
  •  Hiện có các tài liệu cơ bản dưới dạng bản ve, chỉ dẫn vận hành và chi tiết bảo trì để cungcấp cho nhân viên đó không?
  •  Có sổ nhật ký để ghi lại các dữ liệu về bảo trì đã thực hiện, các thông số khí lò thực tế, mức tiêu thụ nhiên liệu hàng tuần hoặc hàng tháng và các nhận xét không?
  •  Đảm bảo rằng áp suất hơi không cao hơn yêu cầu. Khi tải lượng ban đêm ít hơn ban ngày, xem xét khả năng điều chỉnh áp suất dao động trong dải rộng hơn vào ban đêm nhằmgiảm tần suất tắt bộ đốt hoặc hạn chế tốc độ đốt tối đa của lò.
  •  Xem xét nhu cầu bảo trì các lò hơi trong điều kiện dự phòng-thường gây tổn thất nhiệtkhông tính đến. Các lò hơi trong chế độ chờ cần được tách riêng khí và chất lỏng.
  •  Sử dụng nhật ký vận hành của phòng đặt lò hơi để so sánh các kết quả hoạt động với mục tiêu. Khi kiểm tra quá trình cháy, vv… với các thiết bị cầm tay, đảm bảo là việc kiểm tra thực hiện đều đặn và các điều kiện tải được ghi lại trong nhật ký: % of CO2 ở chế độ lửatối đa/nửa tải, vv…
  •  Đã kiểm tra dây chuyền nhằm đảm bảo là dao động tải lớn không do vận hành các thiết bịtrong phòng đặt lò hơi sai gây ra, ví dụ như tắt/bật kiểm soát tiếp liệu, sửa chữa hỏng hóccủa hệ thống tiếp liệu.
  •  Hệ thống nước nóng có được pha thêm phụ gia chống ăn mòn và được kiểm tra hàng nămđể xem nồng độ có còn thích hợp không? Đảm bảo rằng phụ gia này KHÔNG được đưa vào bể gia nhiệt nước nóng sinh hoạt vì chúng sẽ làm nhiễm bẩn nước ra các vòi ở bể nước.
  • Thu hồi toàn bộ nước ngưng ở những nơi có thể và sẽ tiết kiệm được năng lượng khá lớn

Khu vực lò hơi và khu vực dây chuyền

  •  Mở cửa thông khí và thường xuyên làm sạch và kiểm tra khu vực có cửa mở để đảm bảo thông thoáng.
  •  Không sử dụng buồng thiết bị làm kho chứa, lấy khí hay sấy khô.
  •  Việc bảo dưỡng bơm và các van tự động có tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất không?
  •  Các bơm đang hoạt động và ở chế độ chờ có được thay đổi nhau mỗi tháng một lần?
  •  Nhà máy có lắp các van cách ly bơm?
  •  Ở các bên của bơm có lắp điểm kiểm tra áp suất/ nhiệt hoặc các chỉ số khác không?
  •  Vỏ bơm có lắp thiết bị thoát khí không?
  •  Các bộ phận chuyển động có được bảo vệ không?
  •  Đảm bảo thường xuyên kiểm tra độ chính xác của các thiết bị.
  •  Kiểm tra bằng mắt thường các vết rò ở các ống và van.
  •  Kiểm tra xem các thiết bị an toàn có hoạt động hiệu quả không.
  •  Kiểm tra các tiếp xúc điện có sạch và an toàn không.
  •  Đảmbảorằngcácvỏthiếtbịvàcácnắpantoànởđúngvịtrí.
  •  Kiểm tra các đầu cảm, đảm bảo rằng chúng sạch, không tắc và không tiếp xúc với cácđiều kiện xấu, ví dụ như đầu cảm nhiệt độ không được tiếp xúc với ánh mặt trời trực tiếphoặc đặt gần ống nóng hoặc dây chuyền của quy trình.
  •  Đảm bảo rằng chỉ những người có phận sự mới được sử dụng các thiết bị điều khiển.
  •  Mỗi bộ phận của dây chuyền cần vận hành khi cần và nên được kiểm soát tự động.
  •  Thiết bị điều khiển thời gian và tốt nhất là toàn bộ dây chuyền, nên được tự động hoá.
  •  Với những lắp đặt nhiều lò hơi, cách ly các lò hơi không nằm trong nhu cầu sẵn sàng hoạtđộng, nên tách biệt với phía nước và nếu có thể, cả khí. Đảm bảo rằng các lò hơi nàykhông thể bị cháy.
  •  Tách riêng hệ thống hơi (có bảo vệ) giúp giảm tổn thất nhiệt.
  •  Với những lắp đặt nhiều lò hơi
  •  Với những hệ thống gồm nhiều lò hơi, nên lắp đặt thiết bị kiểm soát tự động tải của lò hơisao cho số lò hơi hoạt động đáp ứng nhu cầu hơi của hệ thống.
  •  Nên giảm nhiệt dộ vận hành lò hơi ở những chỗ có thể bằng những thiết bị bên ngoài lòhơi và với lò hơi vận hành trong dải nhiệt độ không đổi bình thường.

Nước và hơi

  •  Nước cấp cho lò hơi phải đáp ứng được các tiêu chuẩn do nhà sản xuất đưa ra. Nước phải sạch, không màu và không lẫn tạp chất lơ lửng.
  •  Độ cứng tối đa: 0,25 ppm CaCO3.
  •  pH:8-10 làm chậm hoạt tính và ăn mòn. pH nhỏ hơn 7 sẽ làm tăng tốc độ ăn mòn do tính axit.
  •  O2 hoà tan nhỏ hơn 0,02 mg/l. O2 xuất hiện cùng SO2 gây hiện tượng ăn mòn.
  •  CO2: Nên được duy trì ở mức rất thấp. CO2 xuất hiện cùng O2 gây hiện tượng ăn mòn,đặc biệt là với đồng và các hợp kim chứa đồng.
  •  Nước không được chứa dầu.

Nước lò hơi

  •  Nước phải có tính kiềm trong vòng 50-150 ppm CaCO3, pH= 8,3 – Tính kiềm nên nhỏ hơn 120.
  •  Tổng chất rắn nên duy trì ở dưới mức giá trị vượt quá mức độ nhiễm bẩn của hơi, để tránh tạo ra cặn bám trên các đường dẫn hơi chính và thiết bị gia nhiệt.
  •  Phosphat không nên vượt quá 25 ppm P2 O5.
  •  Nước cấp qua xử lý chỉ được chứa một lượng rất nhỏ silic oxit. Lượng silic oxit phải íthơn 40 ppm ở nước lò hơi và 0,02 ppm ở hơi, dưới dạng SiO2. Nếu lượng này lớn hơn, chúng sẽ bám ở cánh tua bin.
  •  Cần lắp đặt dây chuyền xử lý nước thải thích hợp nhằm đảm bảo độ tinh khiết của nước và cần thu xếp liều lượng hoá chất để kiểm soát chất lượng nước. Áp dụng xả đáy nếu nồng độ vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của nhà sản xuất.
  •  Tính kiềm không được vượt quá 20 % tổng nồng độ. Lò hơi phải được duy trì ở mực nước thích hợp. Thông thường lắp đặt hai đồng hồ để đảm bảo điều này.
  •  Người vận hành cần tiến hành xả đánh thường xuyên ở mỗi ca, hoặc ít nhất mỗi ngày một lần khi lò hơi sản xuất hơi dưới 24h/ngày.

Quy trình xảy đáy lò hơi

1. Đóng khoá nước

2. Mở van xả (lưu ý là hơi thoát ra tự do)

3. Đóng van xả

4. Đóng van hơi

5. Mở van nước

6. Mở van xả (lưu ý làn ước thoát ra tự do)

7. Đóng van xả

8. Mở van hơi
9. Mở và đóng van xả để xả lần cuối. Nước đầu tiên chảy ra đại diện cho nước lò hơi. Nếu nước không màu, cần tìm hiểu nguyên nhân.

Công ty Mayzer chuyên lắp đặt hệ thống lò hơi, cung cấp hơi công nghiệp cho các doanh nghiệp sản xuất. Quý khách hàng cần tư vấn hay báo giá hãy liên hệ Hotline 0942090089‬ để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *